Thú vị về nguồn gốc hạt tiêu mà bạn đang sử dụng

Ngày đăng: 06:34 PM 08/09/2019 - Lượt xem: 1202

Trước đây, hồ tiêu được ví như vàng và trở thành một loại tiền tệ dùng để trao đổi hàng hóa. Bạn sẽ rất thú vị khi biết về nguồn gốc của những hạt tiêu mà bạn đang sử dụng hằng ngày.

Hồ tiêu xuất hiện ở Việt Nam khi nào?

Cách đây ít nhất 2000 năm trước Công Nguyên, người Ấn Độ đã phát hiện ra cây hồ tiêu mọc hoang trong rừng ở phía Tây nam nước Ấn (vùng Assam và Ghats). Lúc đó, họ còn cho rằng đây là một cống phẩm triều đình rất quý giá, thậm chí nó còn được dùng để bồi thường chiến tranh.

 

Mãi đến đầu thế kỉ 13, người ta mới trồng cây tiêu rộng rãi và sử dụng thành gia vị trong các bữa ăn hằng ngày. Thời ấy, hồ tiêu còn được ví như vàng đen – đã từng trở thành một loại đơn vị tiền tệ để trao đổi hàng hóa. Không những thế, hồ tiêu còn được xem là tài sản kế thừa trong gia tộc và có giá trị hơn cả vàng.

 

Vào khoảng trước thế kỉ 16, hồ tiêu từ Ấn Độ đã lan rộng sang với nước trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia,… và cả Việt Nam). Đặc biệt, hải cảng Malabar thuộc vùng Đông Ấn là điểm trung chuyển cho các con đường hàng hải buôn bán hồ tiêu rộng rãi các nước khác trên thế giới, như các khu vực châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi và vùng ven biển Ả Rập. Mãi đến thế kỉ 19, hồ tiêu mới được đưa sang ở châu Mỹ và châu Phi.

 

Hồ tiêu đến với Việt Nam là do người Pháp trồng tại Việt Nam vào thế kỷ 17. Khoảng cuối thế kỉ 19, hạt tiêu trở thành một loại nông sản được trồng ở Phú Quốc, Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) và Hòn Chống. Từ đó, mới trải rộng sang các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ của nước ta.

Hiện nay, Việt Nam cũng được xếp là một trong những nước xuất khẩu hạt tiêu lớn trên thế giới.

Thế nào là tiêu đen và tiêu sọ?

Trước khi phân biệt được hạt tiêu đen, tiêu sọ và tiên chín, thì chúng ta cần điểm sơ qua cây hồ tiêu là loại cây như thế nào?

 

Đây là một loại cây leo, thân dài và nhẵn không mang lông. Chúng thường bám vào những cây khác bằng rễ để sinh sôi phát triển. Lá cây hồ tiêu trông giống như lá trầu không nhưng thuôn và dài hơn chút. Thân cây có đốt cây rất dòn, khi vận chuyển nếu không cận thận thì cây có thể chết.

Cây hồ tiêu có hai loại nhánh: một nhánh là để mang quả và một nhánh là để phát triển. Cả hai loại nhánh này đều xuất phát từ kẽ lá. Nói đến hoa hồ tiêu, chúng được mọc thành cụm trông giống như đuôi sóc, gồm có chừng 20 – 30 quả trên một chùm. Do đó, khi chín thì rụng luôn cả chùm, chứ không lẻ tẻ.

 Mỗi năm, người dân thu hoạch hồ tiêu một lần.

Hồ tiêu đen là gì? Đó là lúc người ta thu hoạch khi quả còn xanh, hay chỉ mới xuất hiện một số quả đỏ, quả vàng trên chùm. Tránh thu hoạch quả còn xanh non quá vì có sọ rất dễ giòn nên khi phơi dễ bị vỡ vụn. Trong khi các quả xanh có mức độ vừa phải là cho chất lượng hồ tiêu đen tốt hơn như khi phơi vỏ quả sẽ săn lại và ngả màu đen.

 

Hồ tiêu trắng là gì? Đó là lúc người ta hái khi quả đã thật chín rồi đem bỏ vỏ đi. Hồ tiêu trắng sẽ có loại màu xám và màu trắng ngà, hạt ít nhăn. Dù hạt tiêu trắng ít thơm hơn – vì lớp vỏ chứa tinh dầu bên ngoài đã được loại vỏ, nhưng lại có vị cay do quả đã chín.

Ngày nay, hạt tiêu được sử dụng như một loại gia vị hết sức quen thuộc nhưng trước đây hồ tiêu được quý như vàng và có giá trị rất cao cho nền kinh tế. Đây thực sự là điều thú vị khi chúng ta điểm sơ qua về nguồn gốc hồ tiêu như thế nào!

 

Mua tiêu đen, tiêu sọ, tiêu chín cũng như các loại đặc sản của 64 tỉnh thành tại Đặc sản Vina:

>> Chi Nhánh Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ 1: Lô B3, Khu Dân Cư Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Quận 7, TP.HCM.
  • Địa chỉ 2: 125 Tân Hương, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM.
  • Địa chỉ 3: 3027 Phạm Thế Hiển , Phường 7, Quận 8, TP.HCM.

>> Chi Nhánh Quảng Ngãi

  • Địa chỉ: 220 Phan Bội Châu, Phường Trần Hưng Đạo, TP.Quảng Ngãi.

>> Thông Tin Liên Hệ

Facebook