Xóa sổ lễ hội biến tướng: nên vui hay buồn?

Ngày đăng: 06:34 PM 08/09/2019 - Lượt xem: 1463

Lễ hội biến tướng là những lễ hội có các nghi lễ gây ra ấn tượng không tốt đối với người xem và không phù hợp với thời buổi văn minh ngày nay. Nên vui hay mừng khi các lễ hội biến tướng này sẽ bị xóa sổ?

Lễ hội biến tướng là gì?

Lễ hội biến tướng là tên gọi dùng để ám chỉ các lễ hội có những hình ảnh phản cảm hay những phong tục tập quán vô cùng lạc hậu. Chẳng hạn, nhiều lễ hội có tên gọi phản ánh lên tất cả như cướp ấn đền Trần, cướp lộc hoa tre ở Hội Gióng, cướp lộc ở chùa Hương,… hay lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng (Bắc Ninh).

 Tất cả những lễ hội biến tướng ấy đều gắn liền với hình ảnh vô cùng kích động, thậm chí là máu me và gây ra chết người.

Tạm ngừng các lễ hội biến tướng

Việt Nam được biết đến như một đất nước có bề dày lịch sử lâu đời với nhiều lễ hội hằng năm (9.000 lễ hội) cùng với một đại gia đình (54 dân tộc). Cứ mỗi lần có lễ hội diễn ra, chúng ta lại chứng kiến và tưởng nhớ tới nguồn cội, văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền,… và nhất là khoảng chiến tích hùng vĩ.

Thế nhưng, thật buồn khi còn tồn tại những lễ hội biến tướng không còn thuần phong tục mỹ và không phù hợp với đời sống văn minh hiện nay. Chúng ta đang dần thương mại hóa bản sắc lễ hội thay vì tồn giữ và phát huy giá trị truyền thống.

 

Theo Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở - Ninh Thị Thu Hương nhắn nhủ thêm rằng: trước khi Nghị định được Chính phủ chính thức ban hành, các công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở nhiều nơi vẫn chưa thực sự được chính quyền địa phương các cấp quan tâm triệt để. Do đó, sau khi Nghị định chính thức ra đời, mọi hành lang pháp lý trong lĩnh vực nhạy cảm này sẽ được thắt chặt, với nhiều biện pháp mạnh.

Như vậy, các lễ hội biến tướng tại Việt Nam đang được cơ quan nhà nước chú ý đến. Hy vọng sẽ có những lễ hội phát huy đúng giá trị vốn có mà không bị thương mại quá mức trong tương lai. Đây quả thật là một tin rất được mong đợi.

Facebook