Thịt bò gác bếp có điểm gì hấp dẫn?

Ngày đăng: 06:34 PM 08/09/2019 - Lượt xem: 2308

Những ai từng nếm thử qua thịt bò gác bếp hay thịt trâu gác bếp thì dường như có sự cảm nhận vô cùng đặc biệt, từ hương vị cho đến chất lượng sản phẩm. Vậy thịt bò gác bếp có điểm gì hấp dẫn?

Thịt trâu/bò gác bếp có nguồn gốc từ đâu?

Thật ra tên gọi “trâu gác bếp” hay “bò gác bếp” xuất phát từ hình thức làm ra loại thịt này như thế nào. Trước đây, nếu lên Tây Bắc mà bạn hỏi thông tin về thịt trâu gác bếp thì hầu như ít ai biết về nó như thế nào. Bởi vì, họ quen gọi là “thịt trâu khô” hơn so với tên gọi “thịt trâu gác bếp”.

Người Thái khi xưa thường sống trong rừng sâu và gần với nguồn nước để thuận tiện cho việc sinh hoạt đời sống. Họ còn săn bắn, đánh cá và hái lượm rất giỏi. Những thành phẩm sau chuyến đi kéo dài đến vài chục ngày, nhất là các loại thịt rừng (thịt hươu, thịt trâu, thịt lợn rừng,…) thì họ cần phải nghĩ ra cách để bảo quản chúng khi mang về nhà. Lúc này, họ nghĩ đến việc sấy khô các loại thịt để thuận tiện cho việc bảo quản các thành phẩm khi trở về nhà.

Không những thế, người Thái cũng chọn trâu rừng trong số các loại thú săn bắt lúc bấy giờ, để thuần chuẩn chúng thành gia súc nuôi tại nhà. Họ dùng những con trâu khỏe để kéo gỗ từ rừng về nhà và hầu như họ hoàn toàn thả trâu tự do đi tìm thức ăn, nước uống trong rừng. Có lẽ vì thế, thịt trâu theo hình thức chăn thả này rất chắc và thơm.

 

Người Thái mổ trâu vào những dịp đặc biệt như cúng thần linh, ngày hội bản hay lễ Tết. Họ chọn thịt trâu tươi nhất để làm ra món thịt trâu khô (thịt trâu gác bếp).

Thịt bò gác bếp

Việt Nam là nước có ngành nông nghiệp chủ yếu và trồng nhiều loại cây lương thực, trong đó chính là cây lúa nước. Do đó, người dân sử dụng trâu – bò để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp khá phổ biến lúc bấy giờ như cày ruộng, kéo xe.

Thông thường, trâu được nuôi nhiều ở vùng trũng, đất thịt nặng như các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong khi bò được nuôi nhiều ở vùng trung du, ven biển đất cát nhẹ như các tỉnh ở miền Trung, miền Nam.

Chính vì thế, Tây Bắc nổi tiếng thịt trâu gác bếp thì miền Nam, miền Trung lại có đặc sản thịt bò gác bếp. Nói chung đây cũng được xem là món thịt khô được tẩm ướp gia vị đặc biệt, nhất là sự xuất hiện của gia vị hạt mắc khén nên thịt bò gác bếp đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người hiện nay.

Điểm hấp dẫn ở thịt bò gác bếp

Nếu xét về giá trị dinh dưỡng giữa trâu và bò, thì theo thông tin chia sẻ của vị PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm) của trường đại học Bách khoa Hà Nội thì giá trị dinh dưỡng giữa hai loại thịt này là như nhau.

Thịt bò thường có màu đỏ, thớ thịt dai và mịn, mỡ màu vàng và có mùi đặc trưng. Trong khi thịt trâu có màu sậm hơn, thớt thịt to, mỡ màu trắng và hầu như không có mùi. Do đó, nếu dùng thịt bò để gác bếp thì dường như lại có hương vị đậm đà hơn so với thịt trâu khô.

Ngoài ra, thịt bò có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, mạnh cho gân cốt người sử dụng cũng như trị được các triệu chứng suy yếu cơ thể.

Thịt bò gác bếp không chỉ ngon bởi chất lượng thịt mà còn làm cho người ăn khó quên được mùi hương tẩm ướt gia vị độc đáo. Khâu tẩm ướp gia vị thịt bò gác bếp được xem là bí quyết riêng của mỗi vùng, thậm chí là mỗi đơn vị kinh doanh khác nhau. Cũng sử dụng 4 loại gia vị chính: mắc khén, gừng, muối và ớt mà sao khi nếm thử bò gác bếp DacsanVina lại làm cho nhiều người muốn ăn thêm nữa thôi!

 

Mua bò gác bếp cũng như các đặc sản khác của 64 tỉnh thành tại Đặc sản Vina:

>> Chi Nhánh Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ 1: Lô B3, Khu Dân Cư Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Quận 7, TP.HCM.
  • Địa chỉ 2: 125 Tân Hương, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM.
  • Địa chỉ 3: 3027 Phạm Thế Hiển , Phường 7, Quận 8, TP.HCM.

>> Chi Nhánh Quảng Ngãi

  • Địa chỉ: 220 Phan Bội Châu, Phường Trần Hưng Đạo, TP.Quảng Ngãi.

>> Thông Tin Liên Hệ

Facebook