Ngày đăng: 06:34 PM 08/09/2019 - Lượt xem: 1378
Bờ biển Việt Nam trải dài là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch và ẩm thực hải sản phát triển. Nếu trong túi rủng rỉnh tiền, thì bạn hãy nếm thử top 7 hải sản này có tại biển Việt Nam xem sao nhé!
Bề ngoài của ốc lông khá giống con ốc nhảy và có kích thước to cỡ bằng nửa cổ tay người lớn. Nhiều người gọi nó là con ốc nhung, vì lớp lông bên ngoài khiến chúng trông khá xấu xí.
Đây là một loại đặc sản ốc miền Trung bên cạnh phổ biến ốc vú nàng, ốc giác,… và được săn đón như hải sản khá mắc tiền, thuộc loại cao ấp vì thịt chúng ăn rất ngon, giòn, béo và thơm.
Chúng thường bám vào các rạn san hô, nhất là vùng bờ biển có nhiều gành đá, hang hốc.
Nhìn con hải sâm bò, bạn trông thấy nó giống như con đỉa nên nhiều người gọi nó là đỉa biển, hay gọi là con rum.Thịt hải sâm có độ dẻo và thuộc nhóm hải sản cao lương mỹ vị - được sử dụng rất nhiều ở Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc và Indonesia.
Hải sâm trở thành một trong những món nổi tiếng ở phương Đông, sánh cùng giá trị với bào ngư, yến sào, vi cá,… Bởi vì, thịt hải sâm chứa nhiều chất đạm, ít chất béo và có nhiều chất khoáng vi lượng có ích hơn các loại hải sản khác.
Ở Việt Nam, hải sâm phân bố ở khu vực miền Trung như Phú Quốc, vùng biển Khánh Hòa hay ở Côn Đảo. Nếu trên thế giới có 1100 loài thì bờ biển Việt Nam đã có khoảng 50 loài hải sâm đang sinh sống. Đúng là có tiền nên thử loại hải sản này.
Cá mặt quỷ đúng như với tên gọi, trông chúng rất xấu xí và đáng sợ nhưng thịt cá lại ăn rất ngon và có vị lạ miệng. Thịt cá rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều canxi và chất omega 3 giúp cho việc tuần hoàn máu tốt hơn, giảm nguy cơ bị đột quỵ hay các bệnh tim mạch.
Thân hình cá to xù xì và khoác bên ngoài bởi lớp da loang lổ có màu nâu đỏ thô ráp, giống như tảng đá vậy! Nhiều người gọi cá mặt quỷ bằng cái tên khá thân thương là - cá mang ếch.
Tại Việt Nam, cá mặt quỷ được tìm thấy nhiều ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và một số vùng khác ở Nha Trang, Phú Yên, Bình Thuận.
Sam biển có vỏ cứng như mang cua, thân hình tròn vẹt và sống ở vùng nước sâu.
Sau khi sơ chế kĩ, sam biển được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như sam xào sả ớt, sụn sam nướng, sam xào chua ngọt, gỏi sam,… Hầu như mọi món ăn chế biến từ sam luôn được nhiều thực khách ưa chuộng và được bày bán rất nhiều tại các nhà hàng.
Tại Việt Nam, sam biển được xuất hiện nhiều ở vùng Hạ Long, Cát Bà, Quảng Yên, Cần Giờ,…
Đây là loại cá rất hiếm và không dễ có được cơ hội để được thưởng thức, vì tốc độ phát triển của cá rất chậm cũng như số lượng cá rất ít hiện nay.
Cá bò hòm cũng có tên gọi khác, đó là cá thiết giáp. Mặt cá trông giống con bò nhưng thân hình lại vuông vức trông khá ngộ nghĩnh. Nếu có dịp thưởng thức, bạn sẽ thấy thịt cá trắng phau, không tanh, dai giống như thịt gà và có vị độc đáo.
Môi trường sống của cá bò hòm thường ở trong các đầm, vịnh và tập trung nhiều nhất ở vùng biển Vũng Rô của tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, cá còn được tìm thấy ở vùng biển Ninh Thuận và Bình Thuận.
Tên gọi khác của cá tắc kè là cá tàu bay và là một loại cá rất đặc trưng ở vùng biển miền Trung.
Hình dạng của loại cá này không đẹp và chứa khá ít thịt (phần thịt chỉ chiếm 1/3 trọng lượng cơ thể). Thế nhưng, thịt cá khi nướng lên rất thơm và ăn có cảm giác dai, rất thú vị.
Cá tắc kè là một loại đặc sản được tìm thấy ở vùng biển Quảng Ngãi, Ninh Thuần, Vũng Tàu,…
Cá ninja được gọi là cá mút đá và nhiều người nhầm tưởng cá này với con lươn hay các loại cá da nhờn khác. Dù gọi là cá nhưng chúng thuộc loại cá không xương và có lõi sụn ở giữa thân, nên làm cho người ăn có cảm giác thú vị mỗi khi thưởng thức. Ăn có cảm giác sừn sựt giống như sụn non trong khi thịt cá dai, thơm ngọt.
Như vậy, nếu có tiền thì không ngại gì mà bạn không thử top 7 loại hải sản này ở Việt Nam cơ chứ!